Website đang bảo trì. Vui lòng liên hệ nhà phát triển website để được hỗ trợ.

Ba Kích Tím

Củ ba kích tím có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, trừ phong thấp…

Củ ba kích là gì

Cây Ba kích thuộc họ Dây ruột già, có tên Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Ba kích thiên (Trung Quốc), Mã kích… Tên gọi theo khoa học Morinda officinalis stow. cây họ cà phê (RUBIACEAE).

Đặc điểm của cây ba kích

Hình ảnh cây ba kích tím
Hình ảnh cây ba kích tím

Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm.

Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn.

Lá của cây mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn;

phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn.

Lá cây ba kích kèn mỏng ôm sát vào thân.

Cây ba kích rừng thường mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, cây thường mọc dưới tán một số kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh,nay trở nên thứ sinh gồm cây bụi và dây leo chằng chịt hoặc ở bờ nương rẫy.

Độ cao phân bố của cây ba kích khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 1000m thì hầu như hiếm gặp.

Phân bố Có nhiều nhất ở cá tỉnh Quảng Ninh nhiều nhất là 2 huyện Tiên Yên và Ba Chẽ

Ngoài ra ba kích rừng còn có một số ít tại các tỉnh như Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên…

Đặc điểm của củ ba kích tím

Rất nhiều khách hàng thường lầm tưởng là củ ba kích tím thì thịt củ phải tím sự thật là phần gần gốc nhất trên củ ba kích tím sẽ tím nhất và phần xa nhất của củ sẽ trắng hơn nhưng trong quá trình ngâm rượu các sắc tố trong củ đều làm cho màu rượu chuyển sang màu tím.

Lõi củ ba kích tím trồng
Lõi củ ba kích tím trồng

Lõi của củ ba kích tím rất dai chứ không dòn như một số củ cùng họ cây ruột gà hiện đang giả mạo là ba kích rừng

Lõi của củ ba kích tím sau khi ngâm xong nước đầu thì tím đen hết và màu rượu cũng tím đen.

Đa phần củ đều sần sùi  và thường dài 40 – 50 cm

Cách phân biệt củ ba kích tím thật và ba kích giả

Một số nơi trên vùng cao thường bán củ viễn chí nhưng lại nói với khách du lịch là củ ba kích rừng nên nhiều người thường tin và mua nhưng tác dụng thì không được như ý

Củ viễn chí thường nhỏ lõi không dai củ có khi màu bên ngoài màu đỏ tím thường phân bố ở vùng Sơn La, Yên Bái, Lào Cai.

Ngoài ra có một loại củ là củ thuộc họ ruột gà khá giống vẻ bề ngoài với củ ba kích nhưng đặc điểm là củ trơn không nhiều đoạn khấc và sần sùi như ba kích trồng và ba kích rừng, lõi hanh hồng và có đốm nhỏ li ti lõi giòn chứ không dai

Công dụng của củ ba kích tím

Tác dụng của ba kích theo đông y

Củ ba kích tím có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, trừ phong thấp…

Chủ trị chữa đau mỏi xương khớp, thận dương suy, liệt dương

Củ ba kích tím có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già,  mệt mỏi,suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp.

Tác dụng của củ ba kích tím theo y học hiện đại

Thành phần hóc học có trong củ ba kích tím:

·Trong củ Ba Kích tím có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine).

·Morindin, Vitamin C(Trung Dược Học).

·Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

·Trong củ Ba kích tím có chứa Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether (Vương Yến Phương – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 566).

·Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane (Chu Pháp Dữ – Trung Dược Thông Báo q986, 11 (9): 554).

·24-Ethylcholesterol (lý Quán – Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1991, 16 (11): 675).

Do có chứa các hợp chất trên nên củ ba kích tím được chứng minh có các tác dụng sau khi tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch và chuột cống

  • Tăng sức dẻo dai: Sử dụng 5 – 10 g /kg sinh vật thí nghiệm liên tiếp 7 ngày cho thấy tác dụng tăng sức dẻo dai và chịu đựng cho sinh vật được thí nghiệm trong các môi trường khắc nhiệt và khó khăn.
  • Tăng sức đề kháng: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học).
  • Chống viêm: Trên mô hình thí nghiệm cho gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, củ Ba Kích tím có tác dụng chống viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
  • Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học).
  • Nước sắc củ Ba Kích tím có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo (Trung Dược Học).
  • Nước sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
  • Không có độc. LD50 của Ba Kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/kg (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).

Cách ngâm rượu củ Ba kích tím như thế nào

Chế biến củ ba kích tím bắt buộc phải bỏ lõi vì sao

Lõi củ ba kích tím không tốt, nó có thể phản tác dụng của củ ba kích tím, gây liệt dương. Nhiều trường hợp bị liệt dương do sử dụng củ ba kích lâu năm mà sai cách. Khi sử dụng củ ba kích tím dưới bất kỳ hình thức như ngâm rượu hoặc sắc nước nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.

Ngoài ra các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng trong lõi củ ba kích tím có chất Rubiadin là chất gây ức chế với hệ tim mạch, biểu hiện đó là tim đập dồn dập

Nhiều nhà hàng quán nhậu do lười thường bỏ qua công đoạn này thường ngâm nguyên cả củ rất không tốt cho sức khỏe.

Cách Ngâm rượu củ ba kích tím tươi

       Củ Ba kích tím tươi sau khi rửa thật sạch, bỏ lõi, tùy vào mục đích sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau.Tại Quảng Ninh,cách chế biến đơn giản nhất đó là ngâm rượu. Với 1 kg ba kích tươi, sau khi bóc lõi có thể ngâm từ 2-4 lít rượu. Nếu cho nhiều rượu quá mùi vị,màu sắc của ba kích sẽ ko được đậm đà.

     Thường để dùng cho cá nhân thi thoảng uống vài chén cho khỏe là ngâm với tỉ lệ 1kg/2 lít … tại nhà hàng, quán nhậu rượu sẽ nhạt hơn và có màu tím nhạt… nên nhiều người vẫn lầm tưởng  Rượu ba kích có màu tím.Thật ra rượu ba kích có màu đen, chất lượng ba kích càng tốt thì màu càng đen đặc,thơm,ngọt nhẹ.

Rượu ba kích tím ban đầu ngâm chưa ra màu tím sau một thời gian 1 tuần sẽ thấy bình rượu chuyển màu tím than

Cách ngâm rượu củ ba kích tím khô

Ba kích khô cần được chế biến cẩn thận bóc tách thủ công và phơi hay sấy đảm bảo.

Tại Shop Rừng Vàng các công đoạn là khép kín từ rửa, bóc tách thủ công và sấy bằng máy sấy dược liệu đảm bảo an toàn vệ sinh và thơm ngon nhất

  • Bài 1: Dâm dương hoắc 12g, ba kích khô 16g, nhục thung dung 12g,cam thảo 6g,  câu kỷ tử 12g, sa sâm 16g,đương quy 8g,đỗ trọng 8g  đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 38 – 40 độ (càng lâu càng tốt), uống trong vòng 7 ngày, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15ml. Có thể sử dụng bài này để sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: Hoặc dâm dương hoắc 60g,ba kích, phục linh 30g, đại táo 9 quả. Ba thứ hấp chín, phơi khô, làm như vậy 3 lần. Sau đó tán ra nhỏ, các dược liệu ngâm cùng với 2 bát rượu trắng và 100 ml mật ong. Đem đậy kín  Để một tháng rồi lấy ra uống, mỗi ngày 2-3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng. Nếu sắc uống thì dùng dược liệu ít hơn (khoảng 1/3 liều lượng trên).

Rượu củ ba kích tím có thể chất trong,  màu nâu đậm, mùi thơm, vị ngọt.

Nên dùng rượu củ ba kích tím như một loại rượu thuốc dùng đúng liều lượng và hợp lý để thuốc phát huy công hiệu

Kiêng kỵ khi sử dụng rượu củ ba kích tím

Những đối tượng sau không nên hoặc không dược dùng củ ba kích tím

  • Người có âm hư hỏa vượng, táo bón,
  • phụ nữ có thai không dùng
Sản phẩm khác