Website đang bảo trì. Vui lòng liên hệ nhà phát triển website để được hỗ trợ.

Cây Mật Gấu

LÁ CÂY MẬT GẤU.

Tên Latin là Vernonia amygdalina Del., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Ngoài ra, nó còn có nhiều tên khác như khổ diệp thụ, cúc ban cưu biển đào, cúc ban cưu.

Cây lá đắng thuộc loài cây bụi nhỏ mọc thẳng đứng, sống nhiều năm, có thể cao đến 2 - 3m, đường kính thân 2 - 4cm, phần gốc phân nhánh, trên nhánh thông thường không chia thêm cành con, cành khi còn non có bì khổng rõ rệt, phủ một lớp lông mềm mịn ngắn màu trắng, về sau lớp lông này dần rụng hết.

Cây mật gấu

Cây mật gấu

Lá có cuống, cuống lá dài khoảng 1 - 3,5cm, phiến lá hình trái xoan ngược hoặc hình trứng ngược rộng bản, mép lá dạng răng cưa thưa, có khi gần như liền mạch, lá dài 4,5 - 12cm, rộng 3 - 8cm, phần gốc lá thuôn dần lại như hình nêm, đầu lá nhọn tù, tù hoặc nhọn sắc, mặt trên của lá có lông ngắn mịn như phấn.

Khi lá già thì bề mặt lá nhẵn bóng, mặt bụng lá không có lông hoặc có lông thưa dọc trên gân bụng lá.

Cụm hoa hình rổ, đường kính 3 - 5mm, tụ thành cụm nơi đầu cành, hoa màu trắng cho đến trắng phấn nhạt, đôi khi có cả màu tím hoặc phớt tím, hồng phớt hoặc hồng phấn, cuống hoa mảnh, dài khoảng 3 - 5mm, có lông mềm ngắn màu trắng.

Ở Việt Nam, cây đã được trồng trong nhân dân, chủ yếu bằng cách giâm cành. Cây này vốn có nguồn gốc từ châu Phi di thực đến nước ta qua các nước châu Á, có lẽ vì thế mà nó còn có tên là Nam Phi diệp.

Theo các tài liệu thì lá và thân của cây này đều dùng được, nhưng trên thực tế người dân ta dùng lá là chủ yếu.

Cây lá đắng - Cây mật gấu

Cây lá đắng - Cây mật gấu

Thành phần hóa học Cây lá đắng -Cây mật gấu

Về thành phần các chất có trong lá cây lá đắng, theo nhiều tài liệu, chúng tôi được biết trong lá của loài cây này có chứa các chất như sesquiterpene lactones, vernolide, vernodalol, Vernolide A, trong đó hàm lượng chất chống oxy hóa (Antioxidant) rất cao.

 

LÁ CÂY MẬT GẤU CHỮA ĐƯỢC BỆNH GÌ? LÁ CÂY MẬT GẤU TRỊ BỆNH GÌ?

 

Tài liệu của người Trung Quốc thì cho rằng lá cây này có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống, trừ phong làm cho hết ngứa.

Thường được dùng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: viêm phổi, cổ họng sưng đau, cổ họng khô ngứa, viêm gan, viêm dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, bệnh trĩ sưng đau, đau thần kinh do phong thấp, đau sưng do trật đả, lưng xương đau buốt, đau mắt đỏ, cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao.

Người dân nhiều nước ở Đông Nam Á còn sử dụng thường xuyên lá cây này để trị liệu nhiều loại ung thư như: ung thư vú, ung thư hầu họng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư kết tràng.

Tuy nhiên, những thông tin này chỉ có giá trị tham khảo, vì chưa có bằng chứng khoa học xác thực.

Lá cây mật gấu khô

Lá cây mật gấu khô

LÁ CÂY MẬT GẤU CHỮA BỆNH.

Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau: 

Đái tháo đường type 2, 

Rối loạn lipid máu, 

Tăng huyết áp, 

Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá… 

 Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh: 

Ấn Độ: dùng lá cây mật gấu chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú. 

Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun. 

Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt. 

Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan… 

Lá cây mật gấu tươi

Lá cây mật gấu tươi

 Lời khuyên: 

Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng… 

Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài. 

Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.  

Thân lá cây mật gấu khô

Thân lá cây mật gấu khô

Cách dùng cây mật gấu

Cách dùng chung là sắc uống dưới dạng trà, dùng khô hoặc tươi, hoặc làm thuốc tán hoặc ép lấy nước dịch trộn với mật uống hoặc giã nát vắt lấy nước ngậm súc miệng nuốt từ từ.

Liều dùng mỗi ngày chỉ khoảng 3 - 5 lá tươi hoặc khô, vì liều cao hơn sẽ rất đắng khó uống được, trừ khi tán bột làm viên.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận… 

Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Lưu ý : Tùy thuộc vào mỗi người mà tác dụng của nó cũng khác nhau

Thân lá cây mật gấu phơi khô

Thân lá cây mật gấu phơi khô

Sản phẩm khác